Đến thời điểm hiện tại, khả năng chống nước hay kháng nước trên điện thoại thông minh đã trở nên rất phổ biến. Thế nhưng, hầu hết người dùng lại không hiểu rõ về tính năng này của điện thoại dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Trong bài viết dưới đây, Yourphone Service xin chia sẻ với các bạn về bản chất của tính chống nước và kháng nước của smartphone để bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về hai khái niệm này.
Phân biệt khả năng chống nước và kháng nước trên điện thoại
Người dùng hoàn toàn có thể xác định được khả năng chống nước hay kháng nước trên điện thoại dựa vào các thông số kỹ thuật của máy mà các nhà sản xuất cung cấp.
Để đo độ kháng nước của những chiếc điện thoại, chúng ta sẽ dùng chuẩn IP được viết tắt bởi International Protection Marking – Nhãn Bảo vệ Quốc Tế. Đây là một chuẩn được Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Quốc Tế – IEC đưa ra nhằm đánh giá xem thiết bị điện tử có khả năng chịu được bao lâu trong điều kiện nước và bụi bẩn.
Một số chỉ số kháng bụi, kháng nước hiện nay là IP67, IP68… Trong đó, IP là được coi là chỉ số chống tác nhân ngoại cảnh, chữ số đầu tiên cho biết khả năng chống bụi và chữ số thứ hai cho biết khả năng chống nước của thiết bị điện tử đó.
Ví dụ:
Nếu là chuẩn IP6 thì thiết bị sẽ có khả năng chống lọt bụi, cát trong 8 giờ liên tục.
Các smartphone đạt tiêu chuẩn IP67 hoặc IP68 thì mới có khả năng chống nước. Smartphone đạt IP68 có thể chống nước ở độ sâu tối đa 1,5 m với thời gian 30 phút trong điều kiện tiêu chuẩn.
Nhìn chung thì chỉ số IP càng cao thì khả năng chống nước và bụi của thiết bị càng tốt. Nhưng bạn nên biết, các nhà sản xuất trang bị tính năng này trên điện thoại nhằm đề phòng trường hợp bất đắc dĩ.
Apple công bố rằng khả năng kháng nước, tia nước hay kháng bụi không tồn tại vĩnh viễn và các tính năng này sẽ giảm dần theo thời gian. Trên các dòng smartphone khác cũng vậy chứ không riêng gì iPhone.
Nếu bạn vô tình làm rơi điện thoại, tiếp xúc với nhiệt độ cao hay nước muối thì có thể làm phần keo bảo vệ bị lỏng ra. Các hạt bụi nằm ở loa có thể xuyên qua lớp màng và lớp cách điện để chui vào bên trong.
Hoặc khi bạn không may làm rơi máy vào nước trong thời gian dài mà không phát hiện kịp thời thì cũng rất dễ làm hỏng điện thoại.
Hiện tại, không có một nhà sản xuất nào nhận bảo hành nếu điện thoại của bạn bị thiệt hại về nước, dù là vô tình và có bằng chứng cụ thể.
Mẹo hay khi điện thoại bị dính nước
Trong trường hợp bạn không may làm rơi điện thoại vào nước? Vậy bạn cần làm gì để điện thoại không bị ảnh hưởng? Hãy thực hiện một số mẹo đơn giản dưới đây:
Tháo SIM, tắt nguồn điện thoại ngay lập tức
Ngay khi vớt điện thoại ra khỏi nước, bạn phải tắt nguồn điện thoại để giảm thiểu nguy cơ chập mạch, IC… Tiếp theo nên tháo khay sim ra vì đây là nơi đầu tiên mà nước có thể lọt vào bên trong thiết bị.
Làm khô điện thoại càng nhanh càng tốt
Hãy sử dụng khăn mềm lau toàn bộ xung quanh máy điện thoại để làm khô. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc để làm khô điện thoại.
Bởi vô tình máy sấy có thể khiến cho nước lọt vào sâu trong điện thoại hơn và nếu bạn sấy nhiệt lượng quá lớn sẽ gây hỏng hóc linh kiện.
Sau đó, bỏ điện thoại vào hộp chứa đầy vật liệu hút nước tốt như thùng gạo rồi chờ trong ít nhất 8 tiếng.
Và tốt hơn hết bạn nên mang điện thoại đến các trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Nên làm gì để giữ điện thoại an toàn?
Điện thoại của bạn có khả năng chống nước hay kháng nước không có nghĩa là bạn có thể ngâm nó trong nước hay đi bơi, lặn. Chỉ số IP dùng để đảm bảo khi những hạt mưa hay sự cố vô tình về nước sẽ không làm hỏng chiếc smartphone của bạn. Vì vậy, bạn không nên thử thách điện thoại của mình bằng nước.
Không mang theo điện thoại khi đi bơi ở bể bơi có hóa chất hay nước biển…. Không xối nước trực tiếp vào các cổng kết nối, mic thoại, camera hay các nút bấm. Nếu đã từng tháo máy ra để sửa chữa thì không được test nước nữa, dù có chuẩn IP cao đến đâu vì lớp keo bảo vệ giờ đã không còn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điện thoại của bạn.
Như vậy dù bạn đang sử dụng smartphone “xịn sò” đến đâu cũng không nên làm bài test quá khó với chiếc điện thoại của mình để tránh những ảnh hưởng không đáng có.
Tùng
Rất hay